Trước tiên hãy yêu tiếng Nhật, bởi khi bạn yêu thích điều gì bạn sẽ có đam mê và động lực để theo đuổi nó đến cùng. Tiếng Nhật cũng vậy, mặc dù là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới nhưng đã có rất nhiều người thành công trên con đường chinh phục nó.


Học một ngoại ngữ mới cũng giống một em bé đang chập chững biết đi, đang bi bô tập nói, em bé khám phá thế giới xung mình bằng tất cả các giác quan. Dùng mắt để quan sát, tai để lắng nghe và tâm hồn ngây thơ để cảm nhận. Chúng ta sẽ cùng bắt đầu với tiếng Nhật như thế.

Trước hết hãy lắng nghe người Nhật và thầy cô đọc từng con chữ, từng âm tiết ngay từ những bài nhập môn đầu tiên. Hãy nghe, cảm nhận và phán đoán sự khác nhau giữa chúng. Ở giai đoạn đầu, hãy tạo cho mình thói quen nghe thật nhiều rồi bắt chiếc lại. Mình nghe để biết xem chữ này nên phát âm là gì, sau đó là nhắc lại thật nhiều đến khi tự mình cảm thấy giống người bản địa là chúng ta đã thành công rất lớn rồi. Tuy nhiên quá trình này cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên trì của người học. Đến khi chúng ta đã đạt đến trình độ nghe hiểu, thì việc nắm bắt thông tin là rất quan trọng. Nghe những ý chính rồi tự tổng hợp lại bằng ngôn ngữ đích.

Nói là giai đoạn tiếp theo sau khi học nghe, nghe để hiểu và nói hay còn gọi cách khác là giao tiếp, nếu nghe hiểu mà không thể trả lời đối phương thì giao tiếp đã thất bại. Vậy để học nói tốt cần những kĩ năng gì? Hãy nói thật nhiều, chắc chắn chúng ta không thể nói đúng ngay từ lần đầu tiên nên việc nói nhiều vừa để sửa lỗi sai vừa hình thành phản xạ giao tiếp. Chúng ta nên học nói một cách chủ động, học bằng nhiều nguồn, luyện giao tiếp  với thầy cô, với bạn bè, tham gia các buổi giao lưu Việt Nhật vừa có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật vừa tạo thêm nhiều mối quan hệ mới. Học nói qua youtube, skype cũng sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều hình thức diễn đạt mới, tự nhiên hơn.

Bạn có thường đọc văn bản tiếng Nhật không? Bạn cảm thấy thế nào? Hẳn đọc hiểu không phải là bộ môn dễ với tất cả chúng ta. Để hiểu được chúng ta cần có một vốn từ sâu rộng, khả năng phân tích tốt. Học từ vựng tiếng Nhật nên theo chủ đề, theo sở thích. Vừa luyện vừa đặt câu với từ mới sẽ giúp từ mới được lưu vào bộ nhớ dài hạn, đồng thời tập nói bằng những câu mới tạo ra cũng sẽ giúp hình thành phản xạ giao tiếp. Học qua hình ảnh, qua Flashcard, tạo cho mình những cuốn sổ nhỏ luôn mang theo mình để có thể học mọi lúc mọi nơi. Hãy note lại những từ khó nhớ ở những vị trí dễ nhìn để có thể luyện tập thường xuyên. Đọc hiểu là đọc lấy ý để hiểu, khác với đọc dịch. Hãy tự mình tóm lược các ý cơ bản sau khi đọc xong, đó chính là mục đích của đọc hiểu.

Và bước cuối cùng là viết. Sau khi đã hình thành những kĩ năng kể trên thì viết chính là khâu hoàn thiện các giai đoạn học một ngoại ngữ mới. Chúng ta nên sử dụng một cách chính xác các mẫu ngữ pháp, cách dùng thời thể để có được một bài viết tốt. Bên cạnh đó chúng ta nên tham khảo các trang web của Nhật như NHK, Yomiuri để có thêm nhiều cách biểu đạt hay, đậm văn phong Nhật Bản. Cũng giống nghe, nói , đọc, viết cũng cần sự chăm chỉ, tích cực. Viết nhiều sẽ rút kinh nghiệm về những lỗi sai, sẽ tìm được nhiều cách diễn đạt mới, đồng thời đây cũng là khâu tổng hợp lại kiến thức cơ bản trong tiếng Nhật.

Chúc các bạn sẽ có phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả và thành công trên con đường mình đã chọn!


HỌC TIẾNG NHẬT CÙNG AKIRA

BỨT PHÁ TIẾNG NHẬT TRONG 4 THÁNG