Tại Akira, chúng ta không cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu học viên, mà là cố gắng giúp các bạn hiểu được niềm vui trong việc học tập. Thông qua việc học dần tạo nên thói quen tư duy và tính cách chủ động, kỉ luật. Phương châm giảng dạy tại Akira: “Khơi cảm hứng, tạo thói quen, rèn tính cách”

1. KHƠI CẢM HỨNG

  • Có câu “Người thầy xuất sắc là người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cảm hứng cho học trò”.

Thật sự thì tôi không thích câu này lắm. Bởi vì cảm hứng đến từ bên ngoài thì sẽ nhanh chóng mất đi. Cái khó là khơi được cảm hứng trong mỗi học viên. Làm sao để các bạn say mê việc học, chứ không phải để các bạn lệ thuộc vào thầy giáo. Nếu cứ phải có thầy giáo các bạn mới học được, hoặc mới có cảm hứng để học thì người thầy này đã thất bại trong việc dạy học trò mình. Bởi vì chẳng có người thầy nào có thể đi theo học trò trên suốt cuộc đời. Nếu 1 ngày người học trò bị lệ thuộc kia rời khỏi trường, không còn người thầy bên cạnh, liệu anh ta có thể tự xoay sở được không?

  • Eistein từng nói “Người thầy giỏi không phải là người đưa học trò vào mê cung kiến thức của mình, mà giúp học trò khám phá ra lâu đài trí tuệ của chính họ”.

Tôi thích và ủng hộ quan điểm này.

Nhiệm vụ khó khăn với mỗi người làm giáo dục chúng ta là:

  • Làm sao để khơi dậy được cảm hứng học tập ở trong chính mỗi học trò.
  • Làm thế nào để dù không có thầy giáo, không có người hướng dẫn… các bạn vẫn giữ được niềm say mê học tập và khám phá.
  • Làm thế nào để các bạn tìm được niềm vui trong những thứ mình làm, cảm hứng trong những thứ mình học, sự thú vị trong những thứ mình khám phá.
  • Làm thế nào để các bạn thấy được điều tuyệt vời của hành trình học hỏi và khám phá tri thức.

Tại Akira Education, điều chúng ta cố gắng làm cũng như vậy.

Chúng ta không cố gắng nhồi nhét kiến thức vào đầu học viên, mà là cố gắng giúp các bạn hiểu được niềm vui trong việc học tập.

Khác với những gì các bạn nhận được ở trên trường lớp từ trước đến giờ. Thời đại này có lẽ ít bạn nào đến trường mỗi ngày với niềm vui và sự hứng khởi. Ít bạn nào ngồi học với suy nghĩ mình đang được học những điều mới mẻ và thú vị. Lý do mà các bạn đến trường mỗi ngày có lẽ là: vì mọi người đều làm thế, vì không biết làm gì khác, vì bố mẹ nói rằng cố học cho giỏi thì mới có tương lai tươi sáng…

Tôi muốn ở Akira, chúng ta cần phải:

Làm sao để các học viên cảm thấy háo hứng chờ đợi những giờ học của Akira. Như đứa trẻ chờ đợi được đến công viên vui chơi. Làm sao để học viên cảm thấy các giờ học của Akira trôi qua trong chớp mắt vì hoàn toàn bị cuốn hút vào những hoạt động trên lớp. Để các bạn phải thốt lên “Ôi đã hết giờ rồi sao”, để các bạn không bao giờ phải nhìn đồng hồ mong tan học, để các bạn luyến tiếc mong muốn ở lại mỗi khi giờ học kết thúc.

Tôi muốn mang đến 1 làn gió mới cho nền giáo dục, cho việc học tập ở bậc đại học của các bạn sinh viên.

Tôi muốn đem đến cho các bạn học viên những trải nghiệm khác về việc học tập. Học tập không phải là 1 cái gì đó như rằng buộc, như gông như cùm. Mà học tập là 1 thứ để giải phóng tinh thần, trí tuệ, cảm xúc của chúng ta. Điều đó diễn ra ngay trong quá trình các bạn học, ngay trên lớp chứ không phải là sau khi thi được chứng chỉ chứng nhận năng lực hay trình độ.

Nếu các bạn học viên tìm được nguồn cảm hứng học tập cho mình. Chắc chắn các bạn sẽ mong ngóng và đến lớp với tâm trạng vui tươi. Các bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc mỗi buổi phải nghỉ học. Và chắc chắn các bạn sẽ tự giác làm bài tập, chuẩn bị bài đầy đủ, tự học ở nhà mà không cần giảng viên đốc thúc nhiều. Với hệ thống bài tập, kiểm tra, đánh giá và hệ thống hỗ trợ từ các trợ giảng của Akira, chắc chắn các bạn sẽ trở nên cực giỏi nếu làm hết những gì được yêu cầu.


1.学生の興味を喚起させる

「優秀な先生は知識をもたらす人だけではなく、学生に興味をもたせる人です」という有名なことわざがある。

実は、私はこれがあまり好きではなかった。外から来た興味はさっさとなくなるから。難しいのは各学生に興味を喚起させること。先生に頼ることなく、勉強に夢中するにはどうすればよいか?もし勉強とか、勉強の興味が先生がいる時だけあったら、その先生は教育に失敗すると言える。なぜなら、一生学生の隣に先生がいることができないから。ある日、学生が学校を出て、先生がそばにいなくて、自分でできるだろうか?

「先生は学生を知識の迷路につれていく人ではなく、彼らに自分の知性を発見するように助ける人です」とアインシュタイン(Eistein)は言ったことがある。

その意見に同意し、支える。

我々教師の困難なミッションとは:

  • 各学生それぞれに興味をもたせるにはどうすればよいか?
  • 先生も案内人もそばにいない場合に、勉強・発見欲を持続できるにはどうすればよいか?
  • 自分の作ったものの楽しみ・習ったものの興味・発見意したものの面白さ、それがわかるにはどうすればよいか?
  • 知識・学びのジャーニーに素晴らしさを見られるにはどうすればよいか?

アキラでは、我々は一生懸命に努力していることはこのようなものである。

我々は学生に知識を詰め込もうとしなくて、学びの楽しみを分からせようとする。

以前学校からもらったことと違う。最近、毎日、学校へ行くことに楽しみや熱意のある人が少ないと思う。面白くて新しいことを学んでいると思っている人も少ない。毎日学生達が学校へ行く理由は「みなさんは全員、誰でもそうしている」や「やりたい仕事がまだわかっていないため」や「良くて明るい将来を貰えるために勉強しなさいと両親が言ったことのため」などというものだろう。

Akiraで、必要なことは:

学生は、公園へ遊びに行くのを待っている子供のように、うきうきしてアキラの授業を待つためにどうすればよいか?彼らは、先生のアクティビティーに引き込まれるので、一瞬で授業が終わると感じるにはどうすればよいか?「もう終わった」と叫んで、授業が終わる時間を待っていないで、授業の後でもっと勉強したいと思うには、どうすればよいか?

学生達の大学レベルでの学習及び教育に新しい風を吹き込みたい。

学生に学習分野での違いを体験をしてほしい。学習は義務ではなく、精神・知性・感情を解放するものだと思う。そのことが在るのは能力証明書を受けた後では無くて、授業中のときだ。

学生達は自分の勉強の興味を見つけると、きっとうきうきして、授業を受けるのを楽しみで教室へ行くようになる。授業を休まなければならない時には残念に思うようになる。先生が促せることなく、自分で復習・予習することを自覚する。アキラの宿題・試験・評価というシステムと教育助手者の応援により、要求を満たすと、みなさんは優秀になれると思う。


2. TẠO THÓI QUEN

Học sinh, sinh viên hiện nay không hề có thói quen học tập. Những thói quen phổ biến mà các bạn rèn luyện được ở trên trường đó là:

  • Học đối phó, trong năm thì chơi, sát kì thi thì học, học xong quên. Tất cả chỉ hướng tới điểm số. Chẳng nhớ được mấy kiến thức, chẳng thành thạo được bao nhiêu kỹ năng, ra trường ngoài 1 tấm bằng tốt nghiệp thì chẳng biết một chút gì khác.
  • Quá coi trọng điểm số và những thứ thuộc về “biểu hiện của năng lực” chứ không coi trọng “năng lực thật sự”. Trong số 100 người tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 5 người là biết cách làm việc và làm việc được.
  • Lười suy nghĩ, chỉ biết Copy và paste. Việc đầu tiên khi nhận được 1 đề bài, là google. Chẳng cần suy nghĩ, tất cả chỉ cần google, sau đó là chắp-ghép-vá. Có thể nhiều bạn sẽ nói với tôi rằng “chưa có kiến thức thì phải đọc mới biết đường mà làm chứ”. Tôi đồng ý là khi chưa có kiến thức thì phải như vậy. Nhưng vấn đề lớn nhất là sau khi đọc các bạn cũng không tự suy nghĩ và phân tích thêm, không hề có chính kiến, hoàn toàn phụ thuộc vào những gì mình đọc và nghe được. Bài làm của các bạn, không mấy khi có sự xuất hiện những suy nghĩ riêng, tư tưởng riêng, và cũng không có bóng dáng “chất xám” của các bạn trong đó. Do đó mà năng lực tư duy và phân tích vấn đề của nhiều bạn không phát triển.
  • Không biết hợp tác: ở trường – hỏi bài, bàn bài là xấu. Còn ở cuộc đời, bạn cần hợp tác với tất cả mọi người để giải quyết công việc được suôn sẻ. Tuy nhiên việc học tập ở trường đã vô tình trang bị cho các bạn thói quen làm việc cá nhân, không hợp tác và hỗ trợ những người khác. Ở bậc Đại học, một số trường có các hoạt động làm bài tập nhóm, thuyết trình nhóm… Nhưng một thói quen từ suốt 12 năm phổ thông không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều.

Và từ đó, trường học cũng chính là nơi giết chết niềm tin, niềm vui thích với tri thức và đam mê học tập của các bạn. Những gì các bạn quan tâm không còn là “mình làm được gì”, “mình hiểu những gì”, mà chỉ còn là “mình được bao nhiêu điểm?”. Thay vì được học những môn mình thích theo cách mình thích, chúng ta cố gắng học để không phải thi lại.

Câu chuyện tuyển dụng của Fujitsu:

Fujitsu – là một trong những tập đoàn lớn của Nhật Bản, chuyên về các thiết bị điện tử, máy tính, đồ gia dụng… Fujitsu có khoảng 20.000 nhân viên trên toàn Thế giới, mỗi năm ở Nhật tuyển thêm 600 người vào làm các vị trí về kỹ thuật. Họ thường tuyển 400 người chuyên về IT và kỹ thuật, 200 người còn lại từ nhiều lĩnh vực ngành nghề khác như: ca sĩ, nhạc sĩ, vận động viên… Những người “trái ngành” này sẽ được đào tạo lại từ đầu, và thường mất 1-2 năm để nắm vững công việc. Rất nhiều trong số họ sau này giữ những vị trí quan trọng của công ty.
Câu hỏi đặt ra là tại sao 1 vận động viên, 1 ca sĩ ở độ tuổi ngoài 30 lại có thể trở thành 1 chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới?
Đó là cho dù học ở lĩnh vực nào, thì mọi sinh viên Nhật đều được rèn luyện các thói quen học tập, phương pháp nghiên cứu, cách thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề ngay từ khi còn học trên ghế nhà trường. Họ biết cách để trở thành chuyên gia và có thói quen không ngừng nỗ lực cho đến khi trở thành chuyên gia, điều này đã giúp họ có thể thành công ngay cả khi tiếp cận với một lĩnh vực mới.

Và đây cũng chính là thứ mà học sinh, sinh viên Việt Nam chúng ta thiếu. Chính vì vậy, những điều mà Akira  mong muốn các học viên rèn luyện:

  1. Tự lập.
  2. Chủ động.
  3. Hợp tác.
  4. Năng động, sáng tạo.
  5. Tinh thần đóng góp, cống hiến.

 

2.学習の習慣を作成

最近学生たちは学習の習慣がない。一般的に学校でなっている習慣は以下のようだ。

  • 目的がなく学ぶこと:勉強しなく、遊んでばかり。試験の前にできるだけ詰め込むように努力する。学んだ知識はすぐ忘れちゃった。学生達が関心あるのは点数だけである。覚えている知識が少なくて必要なスキルもあまり受け入れなかった。卒業時、証明書だけ習得すると言える。
  • 点数の成績に重点し過ぎ:成績というものは実能力ではなく、能力の表現だ。大学を卒業して出る100人の学生の内に仕事が出来て、仕事のやり方を了解出来る学生の数は五人しかいない。
  • 考えるのを怠ける:「コピー&ペスト」という言葉しか分からない。例えば、作文を書かせる場合には、初めに使用したい道具はGoogleであり、次には切って、組み合わせて貼ることである。「知識をあまり持っていない時には資料を読んで、書き方が分かるようになるよ」と多くの学生は言った。知識を持っていない時にはそのようにするのは私も同意と思っている。でも、問題はその資料を集まってから自分で思考したり、分析したりするのは全然やっていなかった場合である。そうすると、自分の思考の成果が無くて、読んで聞いて貰ったことに付属する。あなたたちの文章には自分の考え、すなわち独創性が見られないかもしれない。そして、思考能力と問題分析の力がつかない。
  • 協力しない:学校で試験を受ける時に相談しカンニングすることはだめだ。でも生活の中で、他人と一緒に問題や仕事を議論して、解決の対策を見つけるのは必要である。ただし、学校での学習は学生達に個人で勤勉の習慣及び、他の人と協力応援しない意識を設定した。大学教育のレベルにおいてはチームでワークで勉強し、チームでスピーチを行うのに、高校の12年間での習慣はすぐに変わられないと言われている。

それから、学校は学生の知識・知性の興味を殺す所と言われる。関心のあることは「何が受け取れるか」、「何が了解出来るか」ではなく、いつも「成績が高いか」ということである。自分が好きな学科を自由に勉強しようとする代わりに、試験を再び受けないために努力するだけである。

 

Fujitsuの募集ストリー

Fujitsuは大きな日経グループである。電子設備、コンピューター、家具などを作っている会社である。従業員数が世界中に2万名である。毎年日本における企業は技術者として600名採用する。その中で、IT・技術を専攻する人数は400名、残り200名は歌手・ミュージシャン・スポーツマンのような色々な人を業界として採用されている。

その“反対の専門”という者は最初から訓練される。普通に仕事をできるようになるのは1・2年間かかるかもしれない。彼らの中で、多くの人は会社の課長や部長になる。30歳以上のスポーツマン・歌手はどうやってコンピューターの専門家になるかという質問を出す。

理由は、どんな専門を問わず、日本学生達は大学でいつも勉強の習慣及び研修の方法と問題の探求及び解決方法を学んで訓練されるから。専門家に成れる方法を了解する。また、専門家になるまでに努力を続けるという習慣がある。これは新しい分野に参加しても成功を達成出来る秘訣だと思う。

それもベトナム学生達が不足していることである。そのために、みなさんに練習して欲しいことは下記である。

  1. 自立&活気
  2. 協力&チームワーク
  3. 能動性、創作性
  4. 貢献
  5. 絶えず努力

3. RÈN TÍNH CÁCH

Tiếng Nhật các bạn có thể quên nếu không sử dụng, nhưng những thói quen và tính cách thì không. Nếu các bạn biết cách để nghiên cứu 1 vấn đề, để đào sâu suy nghĩ và tìm cách giải quyết 1 khúc mắc, để học tập và làm việc 1 cách nghiêm túc, thì đây là những hành trang vô giá sẽ đi theo các bạn suốt cuộc đời.

Đó có lẽ cũng là thứ mà những du học sinh như tôi học được nhiều nhất từ người Nhật. Từ khi trở về Việt Nam, tiếng Nhật của tôi đã bị mai một nhiều do không có điều kiện và môi trường để sử dụng. Nhưng những thói quen trong suy nghĩ và cách làm việc thì vẫn như vậy.

1 việc lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen sau 6 tháng. Và sẽ trở thành tính cách sau 1 đến 2 năm. Nếu những thói quen tốt liên tục được duy trì, nó sẽ trở thành tính cách. Chính vì thế, để rèn tính cách cho học viên, các lớp học của Akira phải bảo đảm được tính xuyên suốt và hệ thống của nó. Phải làm sao để học viên giữ được cảm hứng và duy trì các thói quen học tập của mình trong suốt quá trình học tập tại Akira. Đồng nghĩa với việc chúng ta phải xây dựng được những chương trình học tập hoàn thiện và kéo dài ít nhất 2 năm. Nếu làm được việc này, chúng ta không chỉ dạy học, mà còn tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống của rất nhiều bạn trẻ.

Biết rằng điều này là rất khó, với một tổ chức vừa thành lập và ra đời như Akira lại càng khó hơn. Nhưng tôi tin tưởng rằng với tâm huyết, tài năng và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của từng thành viên và của từng học viên, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu này trong tương lai không xa.

 

3.人格の形成・訓練

日本語をよく使わないと、忘れるようになることがある。しかし、その習慣は決してなくなっていない。問題についてよく考え、解決策を見つけるように努力すると、これはあなたの人生を通じて貴重な財産である。

これも留学生として私が日本人から学んだ一番大切なものである。ベトナムに戻った後、日本語を練習するための環境がないから、だんだん忘れてしまった。しかし、考える習慣と仕事のやり方は続けられている。

もし、一つの問題を何度も繰り返すと六ヶ月後、それは習慣になる。そして、1・2年間後で人格になる。よい習慣を続ければ、よい人格になることになっている。そのために、学生の人格を磨くため、アキラのクラスにて連続やシステム性を保持している。アキラの学生達が興味を持って、学ぶ習慣を続けるために、どうすればよいか。そうすると、少なくとも2年間で完全な勉強プログラムを作成しなければならない。そうできれば、教え込むだけではなく、多くの若い者の生活に大きなチェンジをもたらすことが出来る。

このことができるのは難しいとわかる。特にアキラというできたばかり組織にとってはもっと難しい。しかし、各メンバーと各学生の熱意・才能・絶ゆまぬ努力により、以上の目標に早く達成することができると信じている。

Quách Đức Anh – Akira Education