Văn hóa người Nhật – luôn luôn tiếp tục đứng dậy -
Truyền thống Nhật Bản Văn Hóa Nhật Bản

Văn hóa người Nhật – luôn luôn tiếp tục đứng dậy


Người Nhật không xa lạ với các thảm họa thiên nhiên: những cơn địa chấn giết người, những trận sóng thần thảm khốc từng tấn công nước Nhật trong quá khứ. Hết lần này qua lần khác, nước Nhật tiếp tục đứng dậy.


Bất kỳ ai đến thăm cố đô Kyodo của Nhật cũng dễ dàng nhận thấy rằng đất nước này trong hầu như suốt chiều dài lịch sử của mình có một văn hóa xây nhà bằng gỗ, chứ không dùng gạch và vữa. Truyền thống này đưa Nhật đến gần với thiên nhiên hơn – và bởi các ngôi nhà bằng gỗ dễ bị hủy hoại hơn, cho thấy người Nhật đã nhận thức chính xác sức mạnh của thiên nhiên.

“Tính mong manh của đời người và của các tòa nhà hiện diện trong sự bất định của vòng xoáy bi ai khôn cùng”, tiểu thuyết gia Keiichiro Hirano từng viết trong một tiểu luận mang tên “On Mutability” (Bất định)

Mùa anh đào năm nay, nỗi bi ai sẽ xâm chiếm tâm hồn người ta khi chiêm ngưỡng hoa và nghĩ đến hàng chục nghìn người sẽ không bao giờ còn được thấy một mùa hoa anh đào nào nữa.

Mà hoa anh đào năm nay cũng có thể mang đến niềm an ủi, rằng giữa cảnh thảm khốc hoang tàn, vẫn hiện lên những vẻ đẹp: cái ôm chặt của những người thân đoàn tụ; nụ cười của một nhân viên cứu hộ khi trao chăn ấm cho người lánh nạn. Và chẳng mấy nữa – kể cả ngay giữa đống đổ nát – những đám mây hoa sẽ trôi tới nơi những ngôi nhà từng đứng đó, nơi từng vang lên những tiếng cười.

Ông Haruhiko Fukuda, một người mập mạp có cái đầu nhẵn bóng và đôi mắt hiền lành, chủ cửa hàng bánh bao có từ hàng trăm nay nay ở chợ cá Tsukiji, Tokyo, vẫn còn nhiều hy vọng.

“Sau mùa đông … anh sẽ thấy hoa anh đào nở và con tim vui trở lại”, Fukuda nói. “Tôi hy vọng điều đó giúp chúng tôi trong quá trình tái thiết. Từng bước từng bước, hàn gắn những gì đã vỡ là cả một việc lớn, và ở bước đầu tiên, chúng tôi cần có gì đó để động viên mình”.

Vài ngày nữa thôi, hoa anh đào sẽ nở rộ ở miền nam Nhật Bản, rồi sau đó lên Tokyo, lên những tỉnh bị tàn phá. Tháng tư là mùa hoa rộ nhất, nói như nhà thơ T.S. Eliot, là mùa “hoa nở dã man nhất”. Đó là thời gian một con sóng gồm những bông hoa nhỏ màu trắng hồng lên đến cao trào, trùm lên khắp nước Nhật, lên những con người vừa trải qua những cơn sốc vì địa chấn và vì đau thương.

Câu chuyện này được viết khi những ngày đánh dấu mùa anh đào nở và ngày tảo mộ đang đến, là ngày để tưởng nhớ đến hàng nghìn người Nhật ở miền đông bắc đã ra đi nhưng không bao giờ có được tấm bia mộ để làm dấu cho thân nhân đến cầu nguyện.

Mùa xuân ở khắp muôn nơi đều là sự hứa hẹn những gì mới mẻ, nhưng ở Nhật mùa xuân này cũng nhắc nhở mọi người nhớ đến bản chất phù du của cuộc đời. Sự chấp nhận nghịch lý này có thể là nguồn gốc ẩn đằng sau sức mạnh nội tâm của người Nhật – một tinh thần khắc kỷ được đánh thức mỗi khi đất nước đối mặt với thảm kịch.

Sưu tầm


HỌC TIẾNG NHẬT THEO PHƯƠNG PHÁP HOÀN TOÀN MỚI

HỌC TIẾNG NHẬT THEO CÁCH CỦA SIÊU SAO

 

Văn hóa người Nhật – luôn luôn tiếp tục đứng dậy
Mời các bạn đánh giá bài viết

app-mochi-mochi