Bật mí 6 mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật đơn giản mà cực kỳ hiệu quả
Phương pháp học tiếng Nhật

6 Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật


“Đọc hiểu” là phần thi quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. Riêng với tiếng Nhật, với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, ngữ pháp phức tạp dễ gây hiểu lầm,.. “Đọc hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi. Bây giờ các bạn hãy cùng Akira tìm hiểu mẹo đọc hiểu tiếng nhật để đạt điểm cao nhất cho kì thi sắp tới nhé !

Trong bài tập đọc hiểu tiếng nhật có một quy tắc mà ai cũng cần phải nhớ nằm lòng: “từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ” mà lúc nào tác giả cũng nghĩ đến. Tức là từ khóa trong suy nghĩ của tác giả.

Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả. Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

đọc hiểu tiếng nhật
Hãy chú ý các từ khóa của đoạn văn.

Mẹo 2: [Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”]

Khi làm bài tập đọc hiểu tiếng nhật cần hết sức chú ý với ngữ pháp 「 ではないだろうか。」(dewanaidarouka) – chẳng phải là hay sao.

VD:「 Aではないだろうか。」“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”. Chẳng hạn :

彼は笑っているけれど、寂しくないだろうか?

→ 彼は寂しいと思います。

Mặc dù vẫn tươi cười nhưng chẳng phải là anh ta cũng đang đau khổ đấy hay sao?

→ Tôi nghĩ là anh ấy đang đau khổ.

Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.

Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó. Hãy thật tỉnh táo với những bẫy thế này trong bài đọc hiểu tiếng Nhật nhé.

Mẹo 3: [Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới]

Rất hiếm khi bài tập đọc hiểu tiếng nhật phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nên đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!

KHÁM PHÁ HỌC ONLINE NGAY

Mẹo 4: [Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn]

Khi đọc một đoạn nào đó trong bài đọc hiểu tiếng nhật thì giữa ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’, cái nào sẽ dễ hiểu hơn?

Đương nhiên là ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung đoạn văn hơn rồi.

Trước khi đọc toàn bài, nếu đọc qua những thông tin mấu chốt trước sẽ hiểu được đại khái nội dung đoạn văn trước khi đọc câu hỏi.

Đọc phần mấu chốt đoạn văn chỉ khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.

đọc hiểu tiếng Nhật N2
Cần phân tích một cách tổng quan đoạn văn

Mẹo 5: [Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.]

Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?

Đoạn văn sau chữ tuy nhiên thường có nội dung trái ngược với mạch văn ban đầu, và là điều tác giả đang muốn trình bày ý kiến, quan điểm của mình.

Chính vì thế, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính, là đáp án của bài đọc hiểu tiếng nhật đó đấy.


Mẹo 6: [Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó]

Trong bài đọc hiểu tiếng Nhật sẽ có những đoạn tác giả cố ý diễn đạt bằng ví dụ. Nên hiểu rằng diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp. Vì thế, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.

Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

Tiếng Nhật là một trong 7 ngôn ngữ khó nhất thế giới. Thế nên việc chinh phục nó chẳng dễ dàng chút nào! Nếu mới bắt đầu học thì tốt nhất các bạn nên tham gia các lớp học offline để được hướng dẫn và truyền cảm hứng nhé. Thế nhưng tham gia lớp học trực tiếp có khá nhiều hạn chế: học phí đắt đỏ, tốn nhiều thời gian. Nhiều bạn bận học, bận làm, mỗi ngày chạy đua trên đường đến lớp học không cũng đủ mệt nhoài, đến lớp quá mệt đến nỗi chỉ muốn… ngủ dẫn đến học offline thành ra không hiệu quả.

Nếu thấy mình rơi vào trường hợp này thì các bạn có thể tham khảo lớp học trực tuyến đang được ưa chuộng hiện nay nhé!


 KHÁM PHÁ PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT MỚI NHẤT 2017

PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG NHẬT MỚI NHẤT

 

6 Mẹo làm bài đọc hiểu tiếng Nhật
3 (60%) 3 votes

app-mochi-mochi