Đối với các bạn học tiếng Nhật, hẳn không còn xa lạ gì với Kanji – chữ Hán nữa. Đây cũng là một trong những phần khó nhất khi học ngôn ngữ này. Akira xin chia sẻ với các bạn các bộ thủ Kanji cơ bản nhằm giúp các bạn dễ nhớ hơn nhé!

Tổng hợp những bộ thủ Kanji cho người mới bắt đầu

Kanji là bộ chữ rất xa xưa của người Nhật, được sáng tạo ra để mô tả những sự vật hiện tượng trong đời sống, thông qua việc tưởng tượng, liên tưởng các sự vật sự việc thành các nét chữ. Vì vậy, một trong các mẹo học Kanji đơn giản và dễ nhớ nhất đó là hãy tưởng tượng, liên tưởng chữ Kanji với hình ảnh trong cuộc sống.

 

Bộ thủ Kanji thường dùng trong tiếng Nhật

Bộ thủ Kanji thường dùng trong tiếng Nhật


Tuy nhiên, ngoài việc học qua liên tưởng hay học Kanji qua ứng dụng điện thoại, còn có một cách khác nữa để các bạn dễ nhớ chữ Kanji hơn, đồng thời có thể vận dụng kết hợp từ này với từ khác để nhớ một cách bài bản hơn. Đó là học Kanji theo các bộ thủ. Học các bộ thủ sẽ giúp bạn nhớ Kanji thật lâu và thật mau, bởi vì mỗi chữ Kanji là sự kết hợp của nhiều bộ thủ khác nhau. Tất cả có 214 bộ thủ Kanji, nhưng trong số đó có những bộ thủ cả đời chắc chỉ gặp 1 – 2 lần. Bộ thủ nhiều nét nhất là 17 nét. Đừng vội nghĩ rằng mình sẽ phải học hết tất cả các bộ này, thực ra những bộ phức tạp sẽ do những bộ đơn giản cấu thành. Vì vậy bạn sẽ không cần “tốn công” học hết cả thể 214 bộ thủ này đâu.

Có một số lượng nhất định các bộ thủ thường xuyên được dùng đi dùng lại trong Kanji. Những bạn nào gặp khó khăn với bộ chữ này, hãy cùng tham khảo bảng bộ thủ Kanji sau đây nhé.

STT Bộ Tên Hán Việt Ý nghĩa
1 Nhất Một, là số đứng đầu các số đếm.
2 Cổn Nét sổ, đường thẳng đứng trên thông xuống dưới.
3 Chủ Nét chấm, một điểm.
4 丿 Phiệt Nét phẩy bên trái của chữ Hán, nét sổ từ phải qua trái.
5 Ất Can thứ hai trong mười can (Giáp, Ất, Bính, Đinh…).
6 Quyết Nét sổ có móc.
7 Đầu Không có nghĩa, thường là phần trên của một số chữ khác.
8 Nhân Người, cách viết khác: 亻
9 Nhân (đi) Người, như hình người đang đi.
10 Quynh Đất ở xa ngoài bờ cõi, như vòng tường bao quanh thành lũy.
11 Mịch Khăn chùm lên đồ vật, che đậy, kín không nhìn thấy rõ.
12 Đao con dao. Còn hình thức khác là刂 thường đứng bên phải các bộ khác.
13 Bao Bọc, gói, khom lưng ôm một vật.
14 Chủy Cái thìa.
15 Tiết Đốt tre, một chi tiết nhỏ trong một sự vật hoặc hiện tượng.
16 Hán Chỗ sườn núi có mái che người xưa chọn làm chỗ ở.
17 Tư, Khư Riêng tư.
18 Hựu Cái tay bắt chéo, trở lại một lần nữa.
19 Khẩu Miệng (hình cái miệng). Phân biệt bộ Khẩu với bộ Vi:
Bộ Khẩu có cạnh “trên rộng, dưới hẹp”, bộ Vi trên dưới bằng nhau
20 Vi Vây quanh ( phạm vi, ranh giới bao quanh ).
21 Thổ Đất ( Gồm bộ nhị 二 với bộ cổn丨 như hình cây mọc trên mặt đất ). Cần phân biệt với bộ Sỹ.
Bộ Thổ nét ngang ở dưới dài hơn nét ngang ở trên, còn Sỹ thì ngược lại
22 Truy, Tuy Dáng đi chậm chạp, theo sau mà đến kịp người đi trước.
23 Tịch Đêm tối ( nửa chữ nguyệt – mặt trăng vừa mọc phần dưới chưa thấy rõ ).
24 Đại Lớn ( hình người dang rộng hai tay và chân ).
25 Nữ Con gái ( Như người con gái chắp tay trước bụng thu gọn vạt áo ).
26 Tử Con ( Hình đứa trẻ mới sinh ra cuốn tã lót không thấy chân ).
27 Miên Mái nhà.
28 Thốn Tấc, một phần mười của thước.
29 Thi Thây người chết, Thi thể.
30 Sơn Núi
31 Cân Cái khăn ( Hình cái khăn cột ở thắt lưng hai đầu buông xuống ).
32 Yêu Nhỏ nhắn ( hình đứa bé mới sinh ).
33 广 Nghiễm, Yểm Mái nhà ( Nhân chỗ sườn núi làm nhà, cái chấm ở trên là nóc nhà ).
34 Dẫn Bước dài
35 Dực ( Dặc ): Cái cọc, cột dây vào mũi tên mà bắn, cọc buộc súc vật.
36 Cung Cái cung để bắn tên.
37 Xích ( Sách ) Bước ngắn, bước chân trái.
38 Tâm Tim. Cách viết khác: 忄
39 Hộ Cửa, Nhà.
40 Thủ Tay. Cách viết khác: 扌
41 Phộc Đánh nhẹ, đánh khẽ. Cách viết khác 攴
42 Đấu ( Đẩu ) Cái đấu, đơn vị đo lường lương thực. ( Đấu thóc, đấu gạo )
43 Nhật Mặt trời, ban ngày.
44 Mộc Cây, gỗ ( hình cây có cành và rễ ).
45 Khiếm Khiếm khuyết, khiếm nhã ( Há miệng hả hơi ra ngáp ).
46 Thủy Nước ( hình dòng nước chảy ). Cách viết khác: 氵
47 Hỏa Lửa. Cách viết khác: 灬
48 Ngưu Con bò. Cách viết khác: 牜
49 Khuyển Con chó. Cách viết khác: 犭
50 Điền Ruộng ( hình thử ruộng chia bờ xung quanh).
51 Nạch Bệnh tật ( Người bện phải nằm trên giường ).
52 Kì ( Thị ) Thần đất, báo cho biết trước mọi điều một cách thần kỳ. Cách viết khác: 礻
53 Hòa Cây lúa.
54 Trúc Cây Tre, Hình thức khác: 竺
55 Mịch Sợi tơ nhỏ.
56 Lão Già ( người cao tuối râu tóc đã biến đổi ).
57 Nhĩ Tai để nghe.
58 Thảo Cỏ.
59 Y Áo. Cách viết khác: 衣 hay  礻
60 Ngôn Nói ( hội thoại ).
61 Thỉ Con Heo (Lợn).
62 Bối Con Sò ( Ngày xưa dùng vỏ sò làm tiền – tượng trưng cho của quí ).
63 Tẩu Chạy
64 Sước, Xước Chợt đi chợt dừng lại.
65 Phụ Núi đất, đống đất, gò đất. Giản lược của chữ 阜
66 Môn Cửa
67 Ấp Nước nhỏ trong nước lớn, lãnh thổ vua ban cho chư hầu, làng. Giản lược của chữ 邑
68 Chuy Một cái tên chung để gọi giống chim đuôi ngắn.
69 Mưa
70 Hiệt Cái đầu.
71 mễ Gạo
72 túc Chân, đầy đủ
73 lực Sức mạnh
74 sỹ Quan
75 ngọc Đá quý, ngọc
76 mục Mắt
77 xa Xe.
78 Con ngựa.
79 thực Ăn. Cách viết khác: 飠

Kết hợp các bộ thủ cơ bản với nhau sẽ giúp bạn ghi nhớ các bộ thủ phức tạp hơn. Vì vậy mà học Kanji sẽ nhanh nhớ mặt chữ với ý nghĩa hơn nhiều đấy.

Đa phần báo viết ở Nhật Bản thường sử dụng Kanji. Rõ ràng nếu bạn chưa học hết Kanji, bạn không thể đọc nổi 1 tờ báo, 1 poster quảng cáo, 1 thông báo tuyển dụng, hay 1 tờ rơi tư vấn đâu. Nên hãy chú ý học ngay từ bây giờ nhé!

Tổng hợp bởi: Akira Education


BẮT ĐẦU NGAY MỘT PHƯƠNG PHÁP HỌC HOÀN TOÀN MỚI

HỌC TIẾNG NHẬT BÀI BẢN CÙNG AKIRA